Bảo hiểm thân tàu thủy nội địa là gói bảo hiểm được thiết kế dành cho các chủ tàu có nhu cầu tham gia bảo hiểm nhằm bảo vệ cho tài sản của mình. Tuy nhiên, khi tham gia gói bảo hiểm này thì bạn cần phải nắm rõ các quy định bảo hiểm thân tàu thủy nội địa đối với những thiệt hại tổn thất để có thể hiểu rõ được quyền lợi cũng như trách nhiệm khi tham gia gói bảo hiểm này.
Một số quy định bảo hiểm thân tàu thủy nội địa
1. Quy định đối với tổn thất toàn bộ

– Tổn thất toàn bộ trong bảo hiểm thân tàu tức là những tổn thất toàn bộ ước tính và tổn thất toàn bộ thực tế. Theo quy định bảo hiểm thân tàu thủy nội địa thì
+ Tổn thất toàn bộ thực tế là những tổn thất do những hiểm họa được bảo hiểm gây ra khi đó công ty bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền bồi thường đã được quy định trong hợp đồng bảo hiểm. Những tổn thất toàn bộ thực tế sẽ xảy ra khi mà tàu bị phá hủy hoặc bị tước quyền sở hữu tàu và không thể lấy lại được hoặc là tàu đã bị tuyên bố mất tích.
+ Tàu thủy được coi là tổn thất toàn bộ ước tính và người được bảo hiểm có thể từ bỏ tàu cho người bảo hiểm khi người bảo hiểm bị tước quyền sở hữu con tàu và giá trị ước tính để lấy lại vượt quá giá trị của nó khi thu hồi hoặc những tổn thất thực tế là không thể tránh khỏi; tàu bị tổn thất và giá trị ước tính sửa chữa vượt quá giá trị của nó khi đã sửa chữa
– Số tiền bồi thường tổn thất toàn bộ ước tính cũng như đối với trường hợp tổn thất toàn bộ thực tế. Nếu công ty bảo hiểm chấp nhận thông báo từ bỏ tàu của người được bảo hiểm nghĩa là họ đã chấp nhận thực hiện trách nhiệm bảo hiểm và chính thức chấp nhận xác tàu cũng như các trách nhiệm liên quan
– Còn nếu mà công ty bảo hiểm chưa chấp nhận chính thức thông báo từ bỏ tàu, mọi biện pháp mà họ thực hiện để có thể hạn chế và phòng ngừa tổn thất sẽ không được coi là dấu hiệu chấp nhận từ bỏ
2. Quy định đối với tổn thất bộ phận

– Theo quy định bảo hiểm thân tàu thủy đối với tổn thất bộ phận thì người được bảo hiểm có thể được khiếu nại với công ty bảo hiểm về những thiệt hại tổn thất bộ phận của đối tượng bảo hiểm do những hiểm họa được bảo hiểm gây ra. Và tổn thất bộ phận tàu sẽ được xét bồi thường trong 2 trường hợp là hư hại sửa chữa, chi phí đã sửa chữa
+ Đối với chi phí sửa chữa:
Đối với những tổn thất phát sinh về máy móc, thiết bị của tàu thì những tổn thất thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm và sẽ được tiến hành bằng phương pháp đấu thầu. Khi đó xưởng của người thắng thầu sẽ được lựa chọn làm nơi sửa chữa tàu. Người được bảo hiểm sẽ có trách nhiệm gọi thầu tại nhiều xưởng sửa chữa. Cuộc thầu sẽ được đại diện của người được bảo hiểm và bên nhân danh họ để xem xét chấp nhận. Bên cạnh đó thì công ty bảo hiểm cũng sẽ có quyền từ chối nhà thầu do người được bảo hiểm gọi và có quyền gọi thầu bổ sung nếu muốn
+ Hư hại sửa chữa:
Đối với những hư hại sửa chữa thì người được bảo hiểm sẽ có quyền khiếu nại đòi bồi thường về việc giảm giá trị tàu nếu việc sửa chữa này được tiến hành sau khi đơn bảo hiểm mãn hạn. Và số tiền bồi thường bảo hiểm khiếu nại về những hư hại sửa chữa này sẽ là số giảm giá trị hợp lý giá trị thị trường của tàu khi đơn bảo hiểm kết thúc do những thiệt hại tổn thất chưa sửa chữa gây ra song song không vượt quá chi phí sửa chữa hợp lý.
Trên đây là một số quy định bảo hiểm thân tàu thủy nội địa đối với vấn đề tổn thất bộ phận và toàn bộ tàu. Mọi thắc mắc cần tư vấn bảo hiểm thân tàu thủy quý khách vui lòng liên hệ với ibaoviet.vn chúng tôi để biết thêm thông tin