Khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết về việc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định trong khoản 5 điều 5 Luật Luật sư năm 2006 là luật sư phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”..
ĐỐI TƯỢNG MUA BẢO HIỂM
Các Văn phòng luật sư, công chứng viên
NGƯỜI ĐƯỢC BẢO HIỂM
+ Người hoặc tổ chức (luật sư, công chứng viên) có tên được nêu trong đơn bảo hiểm
+ Bất kỳ người nào gia nhập vào tổ chức được bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm với tư cách là một [Luật sư/Công chứng viên] có đủ năng lực hành nghề theo quy định
+ Bất kỳ người nào được người được bảo hiểm thuê để thực hiện các hoạt động dịch vụ nghề nghiệp với tư cách là một [Luật sư/Công chứng viên]
ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM
Bảo hiểm cho trách nhiệm pháp lý của Người được bảo hiểm phải bồi thường do nhầm lẫn, thiếu sót, sơ xuất trong quá trình thực hiện dịch vụ nghề nghiệp [Luật sư/Công chứng viên].
BẠN CẦN TƯ VẤN? HÃY ĐỂ CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CHO BẠN
Để lại thông tin, tư vấn viên sẽ gọi lại trong vòng 2 phút
PHẠM VI BẢO HIỂM
Bồi thường cho Người được bảo hiểm:
Tất cả các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải bồi thường do hành động bất cẩn, nhầm lẫn hoặc thiếu sót trong dịch vụ chuyên môn [Luật sư/Công chứng viên] xảy ra trong thời hạn bảo hiểm.
Tất cả các khoản phí tổn và chi phí kiện tụng phát sinh được Bảo Việt chấp thuận bằng văn bản (Số tiền bồi thường tuân theo Hạn mức bồi thường nêu trong Đơn bảo hiểm)
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề nghiệp với tư cách là một Luật sư/Công chứng viên phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, công chứng viên theo quy định của luật pháp Việt Nam
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TỔN THẤT BAN ĐẦU
Thông báo tổn thất
Khi có tổn thất xảy ra người được bảo hiểm hoặc những người có liên quan phải thông báo cho Bảo Việt. Sau khi nhận được thông báo Bảo Việt sẽ:
Giám định sơ bộ:
Tự giám định (đối với những tổn thất nhỏ, đơn giản)
Thuê giám định (đối với những tổn thất nghiêm trọng hoặc khi người được bảo hiểm yêu cầu)
Hướng dẫn thu thập hồ sơ bồi thường
Hồ sơ bồi thường
Yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm;
Giấy chứng nhận bảo hiểm;
Hồ sơ khiếu nại của người thứ ba;
Biên bản giám định của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền;
Biên bản giám định nguyên nhân tổn thất của cơ quan có thẩm quyền;
Bản kê khai thiệt hại và các giấy tờ chứng minh thiệt hại đối với người thứ ba;
Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Bảo Việt (nếu có).
THỦ TỤC MUA BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ
Sau khi quý khách hàng đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm và có nhu cầu tham gia bảo hiểm quý khách hàng vui lòng làm theo các cách sau đây:
1/ Gọi điện hoặc nhắn tin đến số điện thoại hotline: 0966.795.333 – 02466.554.333 để được nhân viên hướng dẫn chi tiết cách thức tham gia.
2/ Gửi email yêu cầu tới hòm thư: kinhdoanh@ibaoviet.vn nội dung yêu cầu tham gia bảo hiểm và quý khách hàng để lại số điện thoại liên hệ nhân viên tư vấn sẽ gọi lại ngay sau khi nhận được yêu cầu của quý khách.
3/ Gửi tin nhắn Viber hoặc zalo qua số điện thoại: 0983.918.966 với nội dung là cần tham gia.
Sau khi nhận được yêu cầu quý khách hàng nhân viên kinh doanh ibaoviet.vn sẽ liên hệ với khách hàng để thống nhất về điều khoản hợp đồng 1 lần nữa và thống nhất thời gian cấp, giao nhận bảo hiểm.
TÌM HIỂU THÊM VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ
Khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết về việc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định trong khoản 5 điều 5 Luật Luật sư năm 2006 là luật sư phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”..
I/- Khuôn khổ pháp lý và sự cần thiết về việc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư Một trong những nguyên tắc hành nghề luật sư được quy định trong khoản 5 điều 5 Luật Luật sư năm 2006 là luật sư phải “chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”.
Các thành viên của tổ chức hành nghề luật sư phải chịu trách nhiệm liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư. Khoản 5 và 6 điều 40 Luật Luật sư quy định, một trong những nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư là phải bồi thường thiệt hại do lỗi mà luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng trong khi thực hiện tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, dịch vụ pháp lý khác và phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình theo quy định của pháp luật. Liên quan việc hành nghề tư vấn pháp luật của tổ chức luật sư nước ngoài tại Việt Nam, điều 38 và 39 Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22-7-2003 của Chính phủ quy định tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất do lỗi của luật sư của tổ chức mình gây ra cho khách hàng và có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của mình hành nghề tại Việt Nam.
Nhìn từ khía cạnh kinh doanh bảo hiểm, đó là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Sự kiện bảo hiểm được hiểu là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Việt Nam đã ban hành Luật kinh doanh bảo hiểm, có hiệu lực từ 1-4-2001, nhưng chưa có các quy định pháp lý điều chỉnh đối với loại hình nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư.Trong thực tiễn hành nghề luật sư, đã có nhiều trường hợp khách hàng khiếu nại về những thiệt hại nảy sinh từ việc tư vấn pháp luật không đúng của luật sư, về việc luật sư làm mất tài liệu, chứng từ có giá trị… Vì thế, nhu cầu về việc luật sư có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không chỉ xuất phát từ sự đảm bảo việc bồi thường cho khách hàng khi luật sư tư vấn sai, sai phạm trách nhiệm nghề nghiệp do bất cẩn hoặc khinh suất phạm phải, mà còn nâng cao uy tín xã hội của chính luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, tạo được sự tin cậy nơi khách hàng đến nhờ tư vấn. Khi đề cập đến hoạt động luật sư như một nghề cao quý và tự do, mang tính dịch vụ có thu, điều đó tự bản thân nó đã chứa đựng những trách nhiệm xã hội và sự rủi ro rất lớn. Thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một biện pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa và hạn chế bớt những rủi ro trong hành nghề luật sư và lành mạnh hoá sự cạnh tranh trong thị trường dịch vụ pháp lý. Xuất phát từ bản chất của hoạt động luật sư mang tính độc lập, nên một luật sư sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với các quyết định độc lập của mình, cũng như phải bảo mật thông tin, giữ gìn tài sản và tài liệu, hồ sơ của khách hàng hoặc người thứ ba liên quan mà luật sư có trách nhiệm cầm giữ.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một loại hình của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Có thể khẳng định, xây dựng và hoàn thiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là một trong những tiêu chí đánh giá nghề luật sư ở nước ta đã phát triển đến mức độ nào. Trong điều kiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến lĩnh vực này còn nhiều hạn chế, Công ty Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) đã đi tiên phong trong việc xây dựng mẫu “Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư”, trên cơ sở có tham khảo ý kiến của một số chuyên gia pháp lý, một số tổ chức hành nghề luật sư và thực tiễn của một số nước. Cùng với việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho chế độ bảo hiểm trách nhiệm luật sư, cần nhận diện bản chất một số khía cạnh liên quan như sau:
1.1.- Về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư:
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư là thoả thuận giữa luật sư và một Công ty bảo hiểm hoạt động phù hợp với Luật doanh nghiệp và Luật kinh doanh bảo hiểm, trong đó xác định, khi phát sinh sự kiện bảo hiểm, người được bảo hiểm khiếu nại và được Công ty bảo hiểm đền bù với hạn mức bồi thường hai bên đã thoả thuận, hạn mức bồi thường, những trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Thỏa thuận này bao gồm các điều khoản, hạn mức trách nhiệm, các điểm loại trừ và các điều kiện khác được quy định trong Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo hiểm và trên cơ sở người được bảo hiểm đã nộp đủ tiền bảo hiểm.
Vấn đề cần nhấn mạnh là Công ty bảo hiểm chỉ có thể bồi thường cho người được bảo hiểm các trách nhiệm pháp lý phát sinh do “vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư”, dù đó là nghĩa vụ theo hợp đồng hay phát sinh bởi bất kỳ hành động bất cẩn, sai lầm hoặc thiếu sót nào do người được bảo hiểm, các nhân viên trực thuộc quyền quản lý của người được bảo hiểm, các chi nhánh trực thuộc… Theo mô tả của bản Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư do Công ty Bảo Minh ấn hành, người bảo hiểm chấp nhận bồi thường cho người được bảo hiểm, nhưng không vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm:
(1) Trong giới hạn trách nhiệm bồi thường quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm đối với các khoản tiền mà người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý phải thanh toán phát sinh từ bất kỳ yêu cầu bồi thường nào được đưa ra lần đầu tiên bằng văn bản trong thời hạn bảo hiểm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, do sai phạm trách nhiệm nghề nghiệp quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm do bất cẩn, sai sót hoặc khinh suất phạm phải hoặc được cho là phạm phải trong thời gian hiệu lực của hợp đồng (và thời gian có hiệu lực trở về trước, nếu được quy định) và trong phạm vi lãnh thổ được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, của:
a) Người được bảo hiểm và, hoặc
b) Bất kỳ nhân viên nào của người được bảo hiểm khi thực hiện nghiệp vụ nhân danh người được bảo hiểm trong khả năng nghề nghiệp quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm (kể cả các nghiệp vụ với tư cách là người thừa hành, quản lý hoặc thanh toán, nếu được quy định, miễn là các hoạt động này cấu thành một phần thu nhập của người được bảo hiểm);
(2) Các khoản chi phí người được bảo hiểm đã chi ra với sự đồng ý bằng văn bản của người bảo hiểm để biện hộ và/hoặc giải quyết bồi thường.
Tuy nhiên, trường hợp người được bảo hiểm phải trả một số tiền vượt quá giới hạn trách nhiệm quy định trong đơn bảo hiểm để giải quyết bồi thường, trách nhiệm của người bảo hiểm đối với các khoản chi phí, phí tổn này sẽ là tỷ lệ tiền bồi thường quy định trong đơn bảo hiểm trên tổng chi phí người được bảo hiểm phải chi để giải quyết bồi thường.
1.2.- Các sự kiện phát sinh và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm:
Công ty bảo hiểm sẽ chi trả toàn bộ chi phí bồi thường và các phí tổn chi trả cho người được bảo hiểm đối với mỗi một sự cố, theo hạn mức bồi thường được nêu trong phụ lục đính kèm hợp đồng bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường đối với các khiếu nại phát sinh trong thời hạn quy định của đơn bảo hiểm; người được bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho Công ty bảo hiểm. Các trường hợp được coi là sự kiện phát sinh trách nhiệm của Công ty bảo hiểm chi trả các khoản bồi thường cho người được bảo hiểm, có thể bao gồm:
– Trách nhiệm pháp lý phát sinh vì những điều lăng mạ hoặc vu khống do những văn bản hoặc lời nói của người được bảo hiểm, hoặc nhân viên của người được bảo hiểm.
– Trách nhiệm pháp lý phát sinh từ sự kiện mất mát, bị tịch thu hoặc bị hư hỏng đối với các tài liệu1 thuộc quyền nắm giữ hoặc kiểm soát của người được bảo hiểm hoặc từ bất kỳ một cơ sở hoạt động nào; hoặc đang trong quá trình chuyển giao cho người nhận hay người đại diện của họ ở bất kỳ nơi nào bằng con đường bưu điện.
Giới hạn bồi thường được xác định theo các trường hợp: Sự cố khiếu nại bồi thường một lần và sự cố khiếu nại bồi thường nhiều lần theo hạn mức trách nhiệm, theo đó trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm đối với các khoản chi phí phải trả liên quan đến các khiếu nại bồi thường trong thời hạn hợp đồng sẽ không vượt quá hạn mức trách nhiệm quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
II/- Về các điểm loại trừ, các gói sản phẩm và giải quyết khiếu nại liên quan bảo hiểm nghề nghiệp luật sư
2.1. Về các điểm loại trừ:
Các khiếu nại về những tổn thất có hậu quả khác nhau xuất phát từ một hành động sơ suất, thiếu sót hoặc nhầm lẫn, nhưng sẽ không được công ty bảo hiểm bồi thường cho bất kỳ khiếu nại nào phát sinh từ:
– Hành động bất cẩn, sai sót hoặc khinh suất liên quan đến công việc, nghiệp vụ thực hiện vượt quá khả năng chuyên môn của một luật sư theo quy định của pháp luật và các quy tắc đạo lý;
– Sự sắp xếp hoặc khuyến nghị- cho dù có lý do hay không- liên quan đến bất động sản, các vấn đề tài chính và thương mại, trách nhiệm bảo hiểm sẽ không được áp dụng nếu khiếu nại bồi thường phát sinh từ lời khuyên sai lầm về các vấn đề liên quan đến thuế;
– Hiểu sai hoặc ứng dụng sai hoặc không tuân thủ các quy định pháp chế của nước ngoài;
– Sai phạm hoặc vi phạm trách nhiệm liên quan đến việc quản lý sổ sách, kế toán hoặc chuyển giao tài chính hoặc hành vi tham ô của nhân viên do người bảo hiểm được thuê mướn;
– Các khiếu nại bồi thường phát sinh từ các hoạt động của người được bảo hiểm với tư cách người đứng đầu hoặc thành viên hoặc chuyên viên pháp chế của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty tư nhân, câu lạc bộ, hiệp hội;
– Phỉ báng hoặc vu cáo;
– Hành vi bất cẩn, sai sót hoặc khinh suất của người được bảo hiểm khi mua hoặc duy trì hợp đồng bảo hiểm;
– Người được bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản;
– Đánh mất tài liệu (chứa đựng bất cứ nội dung nào) tự viết, in ấn hoặc sao chép bằng bất kỳ phương tiện nào hoặc thông tin điện tử hoặc lưu trữ trong máy vi tính hoặc tài liệu bị đánh mất, để thất lạc hoặc bị tiêu huỷ trong khi được giao phó, hoặc trong phạm vi quản lý, trông nom hoặc kiểm soát của người được bảo hiểm;
– Hành vi chủ ý, ác tâm, không trung thực hoặc trái luật của người được bảo hiểm hoặc nhân viên của người được bảo hiểm;
– Thương tật, thiệt hại tài sản hoặc tổn thất mang tính hậu quả của các hành động trên;
– Tổn thất tài chính trực tiếp, gián tiếp hoặc được xem là gây ra bởi hoặc được quy cho, hoặc phát sinh từ việc ô nhiễm không khí, nguồn nước hoặc đất;
– Hậu quả của chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài (có tuyên chiến hay không tuyên chiến), nội chiến, khủng bố, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy hoặc đảo chính;
– Thiệt hại do bị phạt, trừng phạt hoặc cảnh cáo hoặc các thiệt hại khác phát sinh do tăng thiệt hại bồi thường;
– Trách nhiệm người được bảo hiểm phải gánh chịu theo hợp đồng hoặc các thoả thuận khác (kể cả cam kết hoặc bảo đảm được quy định rõ ràng hoặc ngụ ý), trừ khi trách nhiệm này được gán cho không có quy định trong hợp đồng hoặc thoả thuận;
– Các khiếu nại bồi thường giữa những người được bảo hiểm theo quy định trong đơn bảo hiểm hoặc bởi bất kỳ bên nào trực tiếp hoặc gián tiếp được sở hữu, kiểm soát, điều hành hoặc quản lý bởi người được bảo hiểm, trong đó người được bảo hiểm là một đối tác, cố vấn hoặc nhân viên hoặc là thành viên gia đình (kể cả chồng/vợ…)1.
2.2. Phân chia loại việc, sự vụ và hình thức thu phí bảo hiểm:
Hiện nay, một số công ty bảo hiểm bắt đầu triển khai loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, nhưng mức phí bảo hiểm lại tính theo giá trị của đồng Dollars Mỹ… Công ty Bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh đã phân chia các dạng công việc chủ yếu theo các nhóm tư vấn/thẩm định; bào chữa/biện hộ và các loại sự vụ chủ yếu như khiếu nại hành chính, tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế, hình sự, v.v… Biểu phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư có thể được tính theo năm hoặc theo sự vụ. Phí bảo hiểm tính theo năm áp dụng đối với 5 mức giới hạn trách nhiệm tiêu chuẩn hoặc giới hạn bồi thường trên mỗi vụ và trong tổng số vụ tổn thất, tuỳ thuộc quy mô của tổ chức hành nghề luật sư cũng như dựa trên tổng doanh thu một năm, kèm theo các phụ phí dựa trên mức phí cơ bản. Phí bảo hiểm tính theo sự vụ được thể hiện bằng tỷ lệ phí cơ bản theo phần trăm (%) của giá cả sự vụ, áp dụng đối với giới hạn hợp đồng bảo hiểm chuẩn hoặc giới hạn trên mỗi và tổng số vụ tổn thất.
Theo thông lệ, số tiền bồi thường theo đơn bảo hiểm được giới hạn, bao gồm: (a) Khoản tiền bồi thường phát sinh từ phán quyết của một toà án có thẩm quyền tại phạm vi lãnh thổ địa lý hai bên đã lựa chọn được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm; (b) Chi phí, phí tổn và các lệ phí pháp lý khác phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp…
2.3. Thủ tục giải quyết các khiếu nại liên quan đến hợp đồng bảo hiểm:
Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sự kiện hoặc tình huống nào có thể dẫn đến một khiếu nại được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thông báo ngay lập tức bằng văn bản cho công ty bảo hiểm. Nếu những thông báo này được thực hiện không quá 30 ngày kể từ ngày hết hạn của đơn bảo hiểm, thì bất cứ khiếu nại nào phát sinh từ các sự kiện hoặc tình huống nêu trên, được lập trong vòng 36 tháng kể từ ngày hết hạn nêu trong phụ lục của đơn bảo hiểm, trong phạm vi của đơn bảo hiểm, sẽ được coi như đã được lập trong thời hạn hiệu lực của đơn bảo hiểm.
Về mặt nguyên tắc, người được bảo hiểm không được thừa nhận trách nhiệm hoặc giải quyết, thực hiện, hứa hẹn việc thanh toán bất cứ khoản tiền nào liên quan đến bất cứ khiếu nại nào có thể được coi như khoản bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm, khi chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của Công ty bảo hiểm- người được phép tiếp quản và kiểm soát trên danh nghĩa của người được bảo hiểm, việc bào chữa và/hoặc giải quyết bất kỳ khiếu nại nào nêu trên, và cũng vì mục đích đó, người được bảo hiểm phải cung cấp toàn bộ thông tin và hỗ trợ khi được công ty bảo hiểm có yêu cầu hợp lý. Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chấp thuận cách thức giải quyết khiếu nại theo đề nghị của Công ty bảo hiểm và lựa chọn tiếp tục thoả thuận hoặc tiến hành bất kỳ thủ tục pháp lý nào, khi đó trách nhiệm của công ty bảo hiểm sẽ không vượt quá số tiền mà lẽ ra đã có thể được giải quyết để chi trả cho khiếu nại cộng với chi phí và các phí tổn đã phát sinh với sự đồng ý của công ty bảo hiểm cho đến ngày người được bảo hiểm từ chối việc giải quyết mà công ty bảo hiểm đưa ra.
Người được bảo hiểm vào bất cứ thời điểm nào phải duy trì việc lập hồ sơ mô tả chính xác toàn bộ những dịch vụ chuyên môn nhằm bảo đảm các hồ sơ luôn sẵn có cho việc kiểm tra và sử dụng bởi công ty bảo hiểm hoặc người đại diện được công ty bảo hiểm chỉ định cho tới mức độ giới hạn liên quan đến bất kỳ khiếu nại nào theo đơn bảo hiểm đã ký; cung cấp những thông tin, hỗ trợ và các báo cáo khi công ty bảo hiểm yêu cầu; và bằng chi phí của mình hỗ trợ quá trình bảo vệ trước bất cứ khiếu nại nào nhưng không tính chi phí đối với người bảo hiểm.
Trong trường hợp phát sinh bất kỳ tranh chấp nào giữa người được bảo hiểm và công ty bảo hiểm thì những tranh chấp đó sẽ được phán xử theo pháp luật quốc gia nơi đặt trụ sở công ty bảo hiểm và chỉ có tòa án có thẩm quyền này mới có quyền tài phán đối với các tranh chấp nói trên. Nếu người được bảo hiểm tiến hành bất kỳ khiếu nại nào với mục đích lừa đảo hoặc không trung thực thì thoả thuận bảo hiểm sẽ trở nên vô hiệu và người được bảo hiểm sẽ mất quyền đòi bồi thường về toàn bộ những khiếu nại theo hợp đồng bảo hiểm.
Trong trường hợp không có quy định nào khác liên quan đến việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, đơn bảo hiểm có thể được huỷ bỏ bởi người được bảo hiểm vào bất cứ thời điểm nào bằng cách gửi thông báo cho công ty bảo hiểm. Đơn bảo hiểm cũng có thể được huỷ bỏ bởi chính công ty bảo hiểm hoặc đại diện hợp pháp của công ty bảo hiểm bằng cách gửi văn bản thông báo cho người được bảo hiểm, trong đó nêu rõ hiệu lực bảo hiểm sẽ chấm dứt, không muộn hơn 30 ngày kể từ ngày thông báo được gửi đi.
Công ty bảo hiểm sẽ yêu cầu người được bảo hiểm trả lời tất cả các câu hỏi điều tra liên quan đến hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, trong đó chú ý đến cả các chi tiết về phạm vi hoạt động, cơ sở dữ liệu máy tính và chương trình máy tính; các thông tin về người được bảo hiểm; các yêu cầu bảo hiểm… Thông qua việc thực hiện chế độ bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp luật sư, các luật sư không chỉ nâng cao vị thế và sự tin cậy từ phía khách hàng, mà còn bảo vệ hoạt động tài chính của mình với một chi phí hợp lý, trên cơ sở được sự tư vấn của công ty bảo hiểm nhằm quản lý rủi ro và đề phòng, hạn chế tổn thất.