Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.242.200 người (năm 2017), sau Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 10 triệu người. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng.

Sản phẩm bảo hiểm sức khỏe tại Hà Nội
Trong cuộc sống chúng ta, Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người, sức khỏe luôn giữ vai trò quan trọng, là điều không thể thiếu để góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và xã hội. Vì vậy việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe là nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu mà cộng đồng cũng như mỗi cá nhân đều quan tâm.
Ngày nay, sự phát triển của kinh tế, khoa học kĩ thuật giúp cho đời sống của con người ngày càng nâng cao, và đi kèm với sự phát triển ấy là những tác hại tiêu cực: Tình trạng ô nhiễm môi trường, thực phẩm nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Chính vì những điều trên Bảo Hiểm Bảo Việt cung cấp các giải pháp về sức khỏe cho quý khách hàng như các gói bảo hiểm: Bảo Việt An Gia, Bảo Việt Intercare, Các gói bảo hiểm cho tổ chức,….với đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình và nắm vững nghiệp vụ sẽ hỗ trợ được quý khách hàng tốt nhất.
Qúy khách hàng sẽ được tư vấn viên tư vấn một cách đầy đủ, chuyên nghiệp và được sự hỗ trợ tốt nhất với những chính sách ưu đãi trực tiếp từ Bảo Hiểm Bảo Việt.
Chi tiết quý khách hàng có thể tham khảo 1 số sản phẩm sức khỏe sau đây của Bảo Hiểm Bảo Việt: Bảo Việt An Gia, Bảo Việt Intercare, Bảo hiểm sức khỏe cho tổ chức, Bảo hiểm ung thư,….
Sau khi quý khách hàng đã tìm hiểu kỹ về sản phẩm và có nhu cầu tham gia bảo hiểm sức khỏe quý khách hàng vui lòng làm theo các cách sau đây:
1/ Gọi điện hoặc nhắn tin đến số điện thoại hotline: 0966.795.333 – 02466.554.333 để được nhân viên hướng dẫn chi tiết cách thức tham gia.
2/ Gửi email yêu cầu tới hòm thư: kinhdoanh@ibaoviet.vn nội dung yêu cầu tham gia bảo hiểm và quý khách hàng để lại số điện thoại liên hệ nhân viên tư vấn sẽ gọi lại ngay sau khi nhận được yêu cầu của quý khách.
3/ Gửi tin nhắn Viber hoặc zalo qua số điện thoại: 0983.918.966 với nội dung là cần tham gia gói bảo hiểm sức khỏe.
Sau khi nhận được yêu cầu quý khách hàng nhân viên kinh doanh iBaoviet.vn sẽ liên hệ với khách hàng để thống nhất về điều khoản hợp đồng 1 lần nữa và thống nhất thời gian cấp, giao nhận bảo hiểm.
Xin chân thành cám ơn quý khách hàng đã quan tâm đến sản phẩm dịch vụ của chúng tôi.
Sơ lược về dân cư tại Hà Nội
Nguồn gốc dân cư sinh sống
Vào thập niên 1940, khi Hà Nội là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, dân số thành phố được thống kê là 132.145 người. Nhưng đến năm 1954, dân số Hà Nội giảm xuống chỉ còn 53 nghìn dân trên một diện tích 152 km². Lịch sử Hà Nội cũng đã ghi nhận dân cư của thành phố có nhiều thay đổi, xáo trộn liên tục qua thời gian. Ở những làng ngoại thành, ven đô cũ, nơi người dân sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, thường không có sự thay đổi lớn. Nhiều gia đình nơi đây vẫn giữ được gia phả từ những thế kỷ 15, 16. Trong nội thành, chỉ còn lại vài dòng họ đã định cư liên tục tại Thăng Long từ thế kỉ XV như dòng họ Nguyễn ở phường Đông Tác (Trung Tự – Hà Nội). Do tính chất của công việc, nhiều thương nhân và thợ thủ công ít khi trụ nhiều đời tại một điểm. Gặp khó khăn trong kinh doanh, những thời điểm sa sút, họ tìm tới vùng đất khác. Cũng có những trường hợp, một gia đình có người đỗ đạt được bổ nhiệm làm quan tỉnh khác và đem theo gia quyến, đôi khi cả họ hàng.
Từ rất lâu, Thăng Long đã trở thành điểm đến của những người dân tứ xứ. Vào thế kỷ 15, dân các trấn về Thăng Long quá đông khiến vua Lê Thánh Tông có ý định buộc tất cả phải về nguyên quán. Nhưng khi nhận thấy họ chính là lực lượng lao động và nguồn thuế quan trọng, triều đình đã cho phép họ ở lại. Tìm đến kinh đô Thăng Long còn có cả những cư dân ngoại quốc, phần lớn là người Hoa. Trong hơn một ngàn năm Bắc thuộc, rất nhiều những người Hoa đã ở lại sinh sống thành phố này. Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, vẫn có những người Hoa tới xin phép cư ngụ lại Thăng Long.Điều này khá giống với Nam Định và sau này là Hải Phòng. Theo Dư địa chí của Nguyễn Trãi, trong số 36 phường họp thành kinh đô Thăng Long có hẳn một phường người Hoa, là phường Đường Nhân. Những thay đổi về dân cư vẫn diễn ra liên tục và kéo dài cho tới ngày nay.

Dân số
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, với việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn Hà Nội là 6.451.909 người, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 người. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 người.
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km². Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73% dân số, người Mường 0,76% và người Tày chiếm 0,23 %.